Cảng biển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống giao thông của một quốc gia. Đây không chỉ là nơi để tàu thuyền đỗ cập mà còn là trung tâm kết nối quan trọng cho vận tải hàng hóa và người qua lại giữa các địa điểm khác nhau. Không chỉ đơn giản là một điểm dừng chân, cảng biển là trái tim của hoạt động thương mại và kinh tế.
Chức năng của cảng biển
Phục vụ hàng hải: Cảng là nơi mà tàu neo đậu, cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc tàu ra vào, hướng dẫn, cung cấp, vệ sinh, và sửa chữa tàu biển.
Phục vụ hàng hóa: Cảng phải thực hiện việc xếp dỡ, vận chuyển, giao nhận, chuyển giao, bảo quản, lưu trữ, tái chế, đóng gói, và phân phối hàng hóa vào và ra khỏi nước. Cảng cũng là nơi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, là điểm khởi đầu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vận chuyển.
Chức năng vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa: Trong hệ thống vận tải quốc gia, cảng biển đóng vai trò là điểm giao cắt của các phương tiện vận tải khác nhau như đường biển, sông, đường sắt, và hàng không. Đây là trung tâm giao thông chính, tập trung cho mọi phương thức vận tải và các cảng biển thực hiện việc vận chuyển hàng hóa.
Chức năng thương mại và buôn bán quốc tế: Với vị trí là điểm giao cắt của các tuyến vận tải như đường sông, đường sắt, đường bộ, và hàng không, các cảng biển ngay từ khi mới thành lập đã trở thành nơi tập trung giao thương của thương gia từ nhiều nơi, đặc biệt tại các khu vực cảng có vị trí địa lý thuận lợi như là điểm nối các tuyến đường hàng hải quốc tế kết nối các lục địa, các khu vực kinh tế phát triển, … do đó, hoạt động buôn bán, thương mại diễn ra sôi động. Các khu vực cảng này nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại không chỉ của khu vực mà còn của toàn thế giới.
Chức năng công nghiệp và cung cấp nhiên liệu: Các khu vực cảng biển là vị trí thuận lợi để xây dựng những nhà máy, xí nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau vì sự tiết kiệm về chi phí vận chuyển, đặc biệt là khi sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm qua đường biển, giúp giảm chi phí sản xuất, cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, các xí nghiệp công nghiệp này còn có thể liên kết với nhau để tạo ra chu trình sản xuất hợp lý và hiệu quả.
Nhiệm vụ của cảng biển
Các cảng biển ở Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong phạm vi trách nhiệm;
- Phối hợp hoạt động của các tổ chức, cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cảng và luồng ra, vào cảng;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường;
- Cấp giấy phép cho tàu ra, vào cảng và thực hiện các yêu cầu về bắt giữ, tạm giữ hàng hải;
- Yêu cầu các cá nhân, cơ quan liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của cảng.
Hiện nay, cảng biển được phân thành các loại như sau:
- Cảng thương mại (Commercial Ports)
- Cảng quân sự (Military)
- Cảng cá (Fishing Ports)
- Cảng trú ẩn (Ports Refuge)
Trong đó, cảng thương mại (cảng buôn) được phân thành nhiều loại khác nhau như:
- Cảng biển tự nhiên (Ocean Ports)
- Cảng sông biển (River – Sea Ports)
- Cảng nội địa (Domestic Ports)
- Cảng quốc tế (International Ports)
- Cảng tổng hợp (General Ports)
- Cảng chuyên dụng (Specialized Ports).